Nghiên cứu và tìm việc làm đúng chuyên ngành

Sinh học

Hạt hướng dương là nguồn gốc của mốc độc hại, tiềm ẩn ung thư gan.

Những nhà khoa học tại Đại học bang Michigan cho thấy rằng những hạt hướng dương thường bị hỏng vì chất độc từ thực vật sinh ra do mốc và tăng nguy cơ bệnh tật tại nhiều nước thu nhập thấp trên thế giới.

Vấn đề hiện tại của PLoS ONE, nhóm các nhà khoa học đã ghi nhận sự tồn tại của Aflatoxin – chất độc từ thực vật sản sinh bởi nấm mốc Aspergillus, loài nấm mốc thường xuất hiện trên bắp, đậu phộng, pistachios và hạt hạnh nhân- nay cũng có trong hạt hướng dương và sản phẩm của chúng. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên về tổ hợp của các chất gây ô nhiễm Aflatoxin và hạt hướng dương.

Cuộc nghiên cứu được thực hiện tại Tanzania, nhưng vấn đề này không ảnh hưởng đến việc nghiên cứu. Nhà nghiên cứu cho thấy aflatoxin là nguyên nhân của khoảng 25,000-155,000 cái chết mỗi năm trên toàn thế giới, chỉ từ ngô và đậu phộng. Bởi vì nó là một trong những nguyên nhân ung thư gan được biết đến nhiều nhất, cuộc nghiên cứu giúp hạn chế việc xuất hiện của hạt hướng dương và những thành phẩm của chúng để có thể giúp cứu sống con người và giảm các bệnh về gan tại các vùng có trồng hướng dương và những sản phẩm của chúng được tiêu thụ, Gale Strasburg cho biết, đồng tác giả của nghiên cứu và cũng là giáo sư dinh dưỡng và khoa học thực phẩm con người.

‘Hàm lượng aflatoxin cao trong hàng hóa tiêu thụ của cư dân Tanzania cho thấy rằng những nhà chức trách địa phương phải thực hiện những cuộc can thiệp để ngăn chặn và quản lí chất độc aflatoxin trong hàng hóa có hạt hướng dương để cải thiện độ an toàn trong thực phẩm tại Tanzania, ông ta cho biết. ‘Việc theo dõi quá trình nghiên cứu là điều cần thiết để xác định tỉ lệ những sản phẩm hạt hướng dương có trong con người và động vật để đưa ra việc kiểm tra và hiểu hơn về vai trò của hạt hướng dương và phần thô còn lại sau khi ép dầu có chứa aflatoxin’.

Những nhà nông nhỏ tại Tanzania trồng hướng dương từ hạt và bán chúng cho các thợ xay trong vùng những người làm ra dầu hướng dương và bán chúng cho những khách hàng địa phương. Phần thô còn lại sau khi ép dầu được dùng làm thức ăn động vật.

Những hạt hướng dương độc hại bởi vì nấm mốc Aspergillus flavus hoặc Aspergillus parasiticus, những loại nấm sản sinh ra aflatoxin. Chất độc này được nghiên cứu kỹ trong những đợt thu hoạch, những đợt nghiên cứu nhỏ đăng tải về chất độc có trong hạt hướng dương.

Juma Mmongoyo, cựu sinh viên tiến sĩ ngành khoa học thực phẩm tại MSU và người viết về đề tài nghiên cứu này, đã phân tích lượng aflatoxin trong hạt và phần thô còn lại sau khi ép dầu tại 7 vùng thuộc Tanzania vào 2014 và 2015. Gần 60% mẫu hạt và 80% mẫu phần thô còn lại sau khi ép dầu bị hỏng do aflatoxins.

Bên cạnh đó, 14% hạt và 17% phần thô còn lại sau khi ép dầu bị hỏng chiếm khoảng 20% trên 1 tỷ hạt, mức độ an toàn được đưa ra bởi Quản lí thực phẩm và thuốc Hoa Kì. Một vài mẫu có mức hư hỏng lên mức vài trăm phần trăm trên 1 tỷ hạt.

‘Hàng tỷ người khắp thế giới biết đến aflatoxin trong khẩu phần ăn kiêng của họ, cụ thể tại nhiều nơi thức ăn không được kiểm tra thường xuyên về nồng độ chất gây ô nhiễm’ Felicia Wu cho biết, Tiến sĩ ngành khoa học thực phẩm và dinh dưỡng con người và nông nghiệp, thực phẩm và kinh tế tại MSU và người đồng nghiên cứu. ‘Công việc trước đây của chúng tôi với Tổ chức sức khỏe thế giới về bệnh biếng ăn cho thấy rằng Aflatoxin là một trong những chất hóa học là nguyên nhân của các căn bệnh nguy hiểm toàn cầu’.

Để giải quyết vấn đề, Wu đã thành lập nên Trung tâm sức khỏe bị ảnh hưởng do nông nghiệp. Chiến lược của trung tâm về các vấn đề thế giới như thuốc kháng sinh tồn kho và xác gia súc gia cầm thấm qua đất gần nguồn nước và tỷ lệ mắc bệnh sốt rét và mô hình tưới cây ở sa mạc Sahara châu Phi.

Những nhà khoa học tại MSU John Linz, Muraleedharan Nair và Robert Tempelman đã đóng góp tích cực vào công trình nghiên cứu này. Jovin Mugula của đại học Nông nghiệp Sokoine (Tanzania) cũng đã đóng góp vào chương trình nghiên cứu này.