Nghiên cứu và tìm việc làm đúng chuyên ngành

0

Nhận thức là gì? Liệu bạn đã có nhận thức đúng cách hay chưa?

Nhận thức là gì? Nhận thức là một khái niệm vô cùng trừu tượng hiện nay. Nhiều người cho rằng nhận thức là những gì gói gọn trong suy nghĩ của chúng ta. Tuy nhiên trên thực tế nhận thức lại là một việc không hề dễ dàng thực hiện qua lời nói hay suy nghĩ thông thường. 

Vậy nhận thức là gì? Làm thế nào để hiểu về hai từ nhận thức thật sự chính xác và giúp bản thân có được cách nhận thức đúng đắn về một sự vật hay sự việc nào đó trong cuộc sống và công việc. Tất cả những thắc mắc trên sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể thông qua bài viết dưới đây: 

Nhận thức là gì?

Nhận thức được hiểu là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức được thể hiện qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm những quy trình như tri thức, sự chú ý, sự đánh giá, ước lượng và sự lý luận, cách một người đưa ra quyết định và sự lĩnh hội thông tin, cách thể hiện thông qua ngôn ngữ. 

Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, thì nhận thức được hiểu là một quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào bộ óc của con người. Hay nói cách khác, nhận thức là một quá trình xử lý thông tin của con người dưới sự điều hành của bộ não. 

Nhờ vào hoạt động nhận thức, con người có thể phân tích được những sự vật, sự việc không chỉ ở bên ngoài mà còn ở bên trong. Hoạt động này sẽ bao gồm nhiều mức độ khác nhau để phản ánh chân thật những hiện thực khách quan. Trong đó sự nhận thức của con người sẽ là một hoạt động vừa có ý thức, vừa vô thức, tuy nhiên cũng rất cụ thể và trừu tượng mang tính trực giác khá nhiều. Trong quá trình nhận thức sẽ sử dụng tri thức có sẵn và tạo ra tri thức mới. 

Trong tâm lý học và triết học nói riêng thì nhận thức sẽ có sự liên quan chặt chẽ đến những khái niệm có phần trừu tượng như trí óc và trí tuệ con người. Trong đó bao gồm những yếu tố như tâm thần, trạng thái thực thể thông minh như cá nhân, nhóm, tổ chức trí tuệ nhân tạo,…

Nhìn chung khái niệm nhận thức sẽ không có một độ chính xác nhất định, tùy vào mỗi khía cạnh nghiên cứu mà việc phân tích khái niệm nhận thức cũng không giống nhau. Nhận thức trong tâm lý học khác với nhận thức của triết học hay xã hội học. Vì vậy, tùy vào mỗi trường hợp và hoàn cảnh mà chúng ta có thể phân tích khái niệm nhận thức dưới một góc nhìn cụ thể nhất. 

Phân loại nhận thức? 

Dựa theo chủ nghĩa Mác Lênin, việc phân loại nhân thức sẽ dựa trên những đặc điểm như sau: 

Nhận thức về mặt lý luận 

Đây được gọi là một loại nhận thức mang tính gián tiếp và có phần khá trừu tượng, không hướng đến đích danh một sự vật hay sự việc nào cụ thể. Thay vào đó thì tất cả những nhận thức đều diễn ra thông qua lý luận và những tác động ảnh hưởng xung quanh. 

Nhận thức kinh nghiệm

Nhận thức kinh nghiệm là loại nhận thức sẽ được thực hiện thông qua quá trình quan sát những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hằng ngày hoặc thông qua những thí nghiệm khoa học trên thực tế. Nhận thức kinh nghiệm, còn được chia ra hai dạng là tri thức kinh nghiệm thông thường và tri thức kinh nghiệm khoa học. 

Nhận thức khoa học

Nhận thức khoa học sẽ được hình thành dựa trên nền tảng của những mối quan hệ tất yếu trong cuộc sống thường ngày. Loại nhận thức này đóng một vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. 

Nhận thức thông thường

Loại nhận thức thông thường, loại nhận thức này sẽ được hình thành trực tiếp hoặc thông qua những hoạt động mang tính tự phát của con người là chính. Loại nhận thức này thể hiện những sắc thái khác nhau của những sự vật và hiện tượng xảy ra. 

Hiểu đúng về bản chất của nhận thức là gì?

Dựa theo chủ nghĩa Mác – Lenin, nhận thức sẽ có những bản chất cụ thể như sau: 

Nhận thức chính là sự thừa nhận những thực thể tồn tại trong thế giới vật chất và nhận thức sẽ mang tính chất độc lập hoàn toàn với ý thức. Nó phản ánh thế giới quan của con người thông qua cách họ sáng tạo và chủ động trong công việc. 

Nhận thức nói một cách đơn giản đó chính là việc thừa nhận thế giới, mỗi sự vật sự việc tồn tại hiện nay đều có những cái chưa được tìm hiểu. Vì vậy nhận thức sinh ra là để thừa nhận những điều chưa được khám phá đó. 

Nhận thức cũng là nguồn gốc của thế giới vật chất, tuy nhiên trong đó con người chính là một chủ thể trực tiếp tác động đến nhận thức. Nhận thức dĩ nhiên không phải là một hành động nhất thời, mà nó chính là sự chuyển biến của suy nghĩ từ những điều đơn giản đến phức tạp hơn và tìm ra bản chất của nó. 

Như vậy, thông qua những phân tích trong bài viết vừa rồi, chúng tôi hy vọng đã có thể giúp bạn có thêm kiến thức để định nghĩa chính xác về hai từ nhận thức là gì? Từ đó mang đến cho bạn những góc nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này một cách chuẩn xác nhất.