Dâu tây trở thành đồng hồ báo mùa kế tiếp táo nở rộ
Người trồng theo dõi thời gian dâu nở có thể đoán mùa táo kế tiếp để có kế hoạch thu hoạch tốt hơn dựa vào đợt nghiên cứu mới.
Khi cây táo nở, những bông hoa thu hút các loài sinh vật đến thụ phấn một số ít con ong không hút mật và thụ phấn vào những đợt thu hoạch cận kề nhau của dâu và làm giảm sản lượng. Tuy nhiên, nếu người trồng canh thời gian dâu nở ngay sau mùa táo, dâu có thể cho ra sản lượng nhiều hơn nếu không có cây táo nở hoa ngay thời điểm đó.
Theo các dẫn chứng được đăng tải vào 27 tháng 3 trên các báo cáo khoa học tự nhiên, những người trồng bằng phương pháp trên giúp gia tăng sản lượng thu hoạch hơn so với việc trồng dâu cùng thời điểm với táo. Nghiên cứu cho thấy rằng dâu tăng hơn 40% sản lượng khi ong và các loài côn trùng khác đến thụ phấn thay vì thụ phấn nhờ vào gió.
‘Chúng tôi đang cố gắng tìm ra những phương pháp giúp người trồng có thể sử dụng hệ thống môi trường để tăng sản lượng thu hoạch hơn việc dựa vào những tác nhân bên ngoài như phân bón và thuốc trừ sâu’ tác giả Heather Grab cho biết, nghiên cứu sinh học chương trình tiến sĩ tại phòng nghiên cứu của đồng tác giả Bryan Danforth, tiến sĩ về côn trùng học.
Dựa vào nghiên cứu, môi trường sống tự nhiên của thực vật xung quanh tại các cánh đồng của nông trại có thể cải thiện sức khỏe của những động vật thụ phấn và tăng cường khả năng hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người trồng trong khu vực chật chội và nhỏ hẹp, ngoài việc tăng môi trường sống tự nhiên bạn không còn bất kì lựa chọn nào.
‘Một vài người trồng cần có nhiều sự lựa chọn về phương pháp trồng trọt’ Grab cho biết. ‘Nếu người trồng chú ý vào thời điểm khi hoa nở và trồng các loại táo và những loại dâu khác thì sẽ không có vấn đề chồng chéo thời gian trồng, bạn có thể gia tăng sản lượng nhờ vào môi trường sống tự nhiên thích hợp’.
Những người trồng thường dùng các hệ thống trồng cây phủ gốc để trì hoãn việc dâu nở hoa. Những nhà nghiên cứu thực hiện việc nghiên cứu tại Finger lakes khu vực phía trên New York đã khám phá những động vật thụ phấn đa dạng với ít nhất 65 loài thụ phấn cho táo và dâu, với việc trồng các loại cây đan xen nhau trong cả 2 đợt thu hoạch. Hầu hết những con ong thợ thụ phấn cho táo và dâu.
Grab và đồng nghiệp của cô xây dựng thí nghiệm những luống dâu trồng trong chậu tại vườn dâu và được kiểm soát lượng nước, đất và chất lượng, động vật ăn cỏ, và thời gian hoa dâu nở. Những vườn táo trồng trên dốc và những khu vực bên cạnh không hề trồng táo. Họ tạo ra những cái bẫy ong tại các khu vực đó. Họ đặt những chiếc chậu trồng dâu vào 3 thời điểm khác nhau trong suốt thời gian trước khi táo nở, thời điểm hoa táo nở rộ, và thời điểm hoa táo tàn.
Công việc sắp tới sẽ cho ta biết được chiến lược này có tạo nên lợi ích cho các sinh vật thụ phấn và nguồn thức ăn kéo dài từ lúc này đến lúc khác hay sẽ ít dần đi.