Kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp bằng cách nào hay nhất?
Bất kể trong cuộc sống có bao điều làm chúng ta giận dữ, khó chịu thì khi bước vào công việc bạn cũng phải trở thành một con người vui tươi, hòa nhã. Để làm được điều này mọi người cần học cách kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp.
Trong công việc có những giây phút mệt mỏi, căng thẳng khiến bạn trở nên cáu gắt, nóng giận. Đôi khi những người xung quanh vô tình phải gánh chịu những cảm xúc bốc đồng của bạn, làm họ cực kỳ khó chịu. Để tránh gây những hậu quả tiêu cực, chúng ta phải tập kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp với mọi người.
Điều chỉnh suy nghĩ
Thông thường những khúc mắc, giận dỗi trong công việc bắt nguồn từ những mối quan hệ trong giao tiếp với cấp trên và đồng nghiệp. Có thể là bất đồng ý kiến, đổ lỗi trách nhiệm hay mâu thuẫn cá nhân dẫn đến các cảm xúc tiêu cực. Đứng trước các vấn đề này bạn hãy điều chỉnh suy nghĩ của mình bằng cách:
Tự nhìn nhận bản thân: Nếu các vấn đề không hay xảy đến thì khoan vội tức giận mà hãy nhìn nhận trách nhiệm của bản thân. Xem xét lại thái độ và cách thức làm việc của bạn để kiểm tra nguyên nhân phát sinh từ đâu dựa trên những nguyên tắc được quy định trong công việc. Nếu là lỗi của người khác thì chúng ta nên đưa ra ý kiến nhẹ nhàng.
Suy nghĩ lạc quan, tích cực: Trong cuộc sống có nhiều sự việc diễn ra theo cách thức của nó mà bạn không thể thay đổi. Điều chúng ta cần làm là đối mặt và giữ thái độ lạc quan, bình tĩnh suy xét để đưa ra hướng đi thích hợp. Tự khắc mọi cảm xúc tiêu cực không còn tồn tại mà thay vào đó là một tinh thần vui tươi, cởi mở.
Tìm phương pháp giải quyết: Bất luận công việc có xảy ra những khó khăn nào thì bạn cũng không cần hoảng sợ, mà hãy bình tĩnh và tìm ra hướng giải quyết. Sự hoang mang, cáu giận chỉ làm cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.
Không nên hành động
Nếu cơn giận dữ đang bùng phát thì trong lúc này bạn đừng nên hành động mà hãy ngồi xuống im lặng, nghỉ ngơi một lúc. Bởi những việc làm trong lúc nóng giận thường mang lại hậu quả khôn lường, làm sứt mẻ tình cảm trong các mối quan hệ.
Trong cơn giận dữ không nên biểu lộ cảm xúc bằng ánh mắt hay hành động như: liếc mắt, vơ tay múa chân, đập phá đồ đạc… Đây là những việc làm không mấy lịch sự khiến người khác khó xử mà điều này chỉ làm cho mâu thuẫn và cơn giận trong lòng bạn càng lớn dần hơn.
Hiện nay, nhiều người dùng những ứng dụng mạng xã hội để chia sẻ những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Song song đó là không ít người lợi dụng facebook, zalo… để trút hết bầu tâm sự bằng cách chửi mắng, hay nói xiên xỏ thậm tệ. Đây là điều không nên làm nhất bởi bạn đang tự tạo hình ảnh không tốt cho mình.
Không khống chế được cảm xúc dễ phạm phải những sai lầm có khi là những hành động lôi kéo, nói xấu người khác làm mất hòa khí. Những việc như thế xảy ra rất nhiều trong cuộc sống mà điều này không phải là một hành động đẹp, nếu mắc phải bạn sẽ không thể lấy lại nhân phẩm của bản thân.
Phương pháp kiềm chế cảm xúc
Bất kể là ai cũng có lúc nóng giận nhất thời chỉ là mỗi người sẽ có cách giải tỏa khác nhau. Và lựa chọn hay nhất là hãy chia sẻ với những người mà bạn tin tưởng, khi tâm sự hết bạn sẽ thấy tinh thần thoải mái. Hoặc tìm một nơi nào đó hét thật to, bước ra khỏi không gian ngột ngạt và hít thở thật sâu, uống một ly nước… lúc này cơn giận sẽ giảm đi rất nhiều.
Thường xuyên tập thể dục và thiền định là cách hay nhất để giúp bạn có tinh thần thoải mái, cải thiện sức khỏe, bộ não sẽ phát triển tập trung hơn và kiểm soát được cơn giận. Qua đó, cân bằng cảm xúc khi gặp các vấn đề stress công việc hay những lo lắng.
Cảm xúc nóng giận chỉ là nhất thời, khi thời gian trôi qua bạn sẽ nguôi giận dần. Vậy nên, chúng ta đừng hành dộng hay ứng xử không tốt vì điều đó là vết nhơ khiến người khác có định kiến với bạn. Cách hay nhất là bình tĩnh để giải quyết êm đẹp và kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp sẽ giúp bạn ngày cành trưởng thành hơn thay vì những cơn giận nông nổi.